Cách giao dịch với mô hình giá

Giao dịch với mô hình giá là một trong những trường phái giao dịch điển hình hiện nay. Chắc các bạn cũng từng nghe thấy các từ “vai đầu vai”, “hai đỉnh hai đáy”, “mô hình tam giác”… trong phân tích kỹ thuật (PTKT).

Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được tư duy giao dịch với mô hình giá nói chung, và những ưu, nhược điểm của trường phái giao dịch này.

Khái niệm

Cũng như những phương pháp khác trong Phân tích kỹ thuật, mô hình giá (Chart Pattern) là một dạng diễn biến giá lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ theo những hình mẫu nhất định và trader sử dụng những mô hình này để dự đoán hành vi của giá trong tương lai khi chúng có dấu hiệu lặp lại.

hình ảnh yCMOlvUqdzlEfdhuN9EO2fizaxCzC2LXnKXTPAOlqUSk6gvUSGo3K9Pmv9C5r4sFr1XpPLJdXCEKBs9W5OzuWmjFCtUh qkWa94e8jj 6E2nTWXR6oJcm4m9eEbhTPKrhhIWj k7 Cách giao dịch với mô hình giá

Đọc thêm: Tìm hiểu rõ hơn về Phân tích kỹ thuật (PTKT)

Các mô hình giá thường gặp

Có thể tạm chia các mô hình giá thường gặp thành 3 nhóm sau:

  • Các mô hình giá đảo chiều: Vai đầu vai (VDV) thuận và ngược, 2 đỉnh, 2 đáy, 3 đỉnh, 3 đáy.
  • Các mô hình giá tiếp diễn: Cờ (flag, đuôi nheo), tam giác (cân, vuông, tăng, giảm), nêm (tăng, giảm), chữ nhật (hộp Darvas), chiếc cốc và tay cầm.
  • Các mô hình giá phức tạp: Bướm, cua, dơi, Wolfe wave… (Những mô hình giá này mình sẽ không đi sâu giải thích cụ thể vì thực tế chúng khá ít được sử dụng).

Tư duy giao dịch với mô hình giá

Đối với các mô hình giá đảo chiều: Đợi giá phá qua neckline và khi giá quay lại test thì sell xuống (VDV, 2 đỉnh, 3 đỉnh) hoặc buy lên (VDV ngược, 2 đáy, 3 đáy).

Các bạn có thể xem kỹ hơn cách giao dịch với từng mô hình cụ thể ở những bài viết sau của Margin ATM:

hình ảnh e7 JZOdl548 PgXfELxggR IUFnde sxsDpFOpOgUP4K5nUTfqaEo hzq38Dy3DiUE mWEtfbRET7h5O75ITYXEh6sNNU3IaGA9qFDOECXMH kiqyZGHSO5E8EZYaf 0gjKQrDBd Cách giao dịch với mô hình giá
hình ảnh lWDGyRAqVqKE5SyHm38ZppZvZRTE5hhvnVNHR2uRymry0bJDETKyN9 DeEXx8Jq5QHKXhM3 Cách giao dịch với mô hình giá

Đối với các mô hình giá tiếp diễn: Đợi giá break theo hướng nào thì vào lệnh theo hướng đó.

Các bạn có thể xem kỹ hơn cách giao dịch với từng mô hình cụ thể ở những bài viết sau của Margin ATM:

hình ảnh 6BqgfGkN1qfoscGZCJf16oRKNZ1tnL2v1zEZjGBcEVc3EkT15O6sTwX4l2P8ZBOU1s015RAN98Guj84jHmh5b0MtHEp8Zeeka33RY1 Cách giao dịch với mô hình giá

Như vậy, nếu tinh ý, các bạn có thể thấy được rằng, dù cho các mô hình giá trông có vẻ khác nhau và được chia làm nhiều loại, nhưng chúng vẫn có một điểm chung trong cách giao dịch: phải đợi giá phá qua 1 đường trendline, rồi chúng ta mới vào lệnh.

⇒ Đây là điểm mấu chốt và là chìa khóa để các bạn giao dịch thành công.

Điều này dẫn tới việc, bạn vào lệnh có xác suất thắng cao hay không lại phụ thuộc vào trình độ vẽ trendline của chính bạn. Trendline bạn vẽ đã phải là trendline hợp lý hay chưa? Độ chính xác của nó có cao không? Độ tin cậy của nó thế nào?…

Và vì đây không phải bài viết về trendline, nên mình sẽ không đi sâu vào việc xác định và vẽ trendline thế nào cho đúng. Team Margin ATM sẽ có bài viết riêng về chủ đề này. Còn nếu bạn là người mới, thì để giao dịch được với mô hình giá một cách hiệu quả và có lợi nhuận, mình khuyên hãy tập vẽ trendline cho thuần thục trước.

Đọc thêm: Tìm hiểu về cách xác định Trendline

Ưu, nhược điểm của trường phái đánh theo mô hình

Ưu điểm:

  • Trực quan, dễ học, dễ nhớ, dễ thuộc: Mắt con người chúng ta có khả năng làm quen, nhận biết và ghi nhớ các hình khối rất tốt. Và các mô hình này thường gắn với những hình ảnh rất quen thuộc với chúng ta, nên việc học nó gần như không tốn chút công sức nào. Tất nhiên, vẫn có một vài mô hình rất khó học, có điều, khó quá thì bỏ qua đi, học làm chi mấy cái phức tạp đó ^^.
  • Không có độ trễ: Mô hình không hề phụ thuộc vào bất cứ indicator nào, nên nó hoàn toàn không có độ trễ như khi sử dụng EMA, MACD, Ichimoku… Bạn hoàn toàn có thể vào lệnh trước cả khi các chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu vào lệnh với mô hình giá.
  • Tỷ lệ chính xác khá cao: Các mô hình rất trực quan, dễ nhận diện. Càng nhiều người cùng nhận ra được một tín hiệu, thì tín hiệu đó sẽ càng chính xác. Do vậy, những gì càng đơn giản, càng trực quan càng tốt, không cần phải dùng những thứ phức tạp như mô hình Bướm, cua, dơi… làm gì cả.
hình ảnh hUInuuFKk0ZyA1Ga5f3aDNIsCx qFbqWYsWJTkpPxnMt2V LIXzT9ZfyuHp6irDzNyfYk F02hJ0nU6XoyQCe Cách giao dịch với mô hình giá

Nhược điểm:

  • Mô hình chỉ đúng khi đã hoàn thành. Đây là một điều rất dễ hiểu nhưng lại khiến trader rất khó chịu. Dĩ nhiên khi giá đã chạy xong rồi thì gần như ai cũng sẽ rất dễ dàng nhận ra mô hình. Nhưng khi giá vẫn còn đang chạy thì chưa chắc.
  • Mô hình cơ bản trên lý thuyết rất dễ nhìn, nhưng trên chart thực tế thì lại không dễ nhìn như vậy.
  • Thỉnh thoảng sẽ phải đối mặt với các tình huống phá vỡ giả (Fake Breakout).
  • Đặc biệt, đôi khi sẽ gặp phải trường hợp mô hình lồng trong mô hình, khiến lệnh có thể không đạt được target, thậm chí quay lại dính SL.
hình ảnh akWwg548gdytOGya6gdpG4mc7waLxAY54syr GYvrYkyTAbTdCQtn6salOWye9y1 BATWA4uQ79t r6X4wS84Wuq66t5iu4gh6E9i2h2c83Id Q4PvLN VNLkFC9K8DkLVjj 76 Cách giao dịch với mô hình giá

Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình giá

Kiên nhẫn chờ giá phá qua trendline, neckline

Nhiều trader không đủ kiên nhẫn để chờ đợi tín hiệu xác nhận thật sự, và có thể sẽ phải nhận quả đắng. Như trong ví dụ dưới đây, mô hình VDV sẽ không thật sự hoàn thành khi giá không tạo thành cây nến đóng cửa dưới đường neckline. Và giá quay trở lại đà tăng của nó.

hình ảnh l9hrGZRC146PVYy1hWmo XTUnGL 0GaEnLMaQSH7JxZJ5Lu0dUL7niyUq4GV3Lvm 0Khi7GUbFrX4QzfADCKVN IMuEgpZqtn44Oy7YxegPE09UUuEm8FRfahXpL3dCRP wOJOL2 Cách giao dịch với mô hình giá

Không tự tưởng tượng, vẽ trước mô hình

Đây là lỗi mà các trader mới sẽ dễ dàng mắc phải: Dự đoán trước cả khi mô hình hoàn thành. Trong ví dụ dưới đây, giá hoàn toàn có khả năng tăng tới đỉnh cũ, rồi phá đỉnh tiếp tục đà tăng thay vì tạo thành mô hình VDV như trong tưởng tượng.

hình ảnh utUlePr29eNjOyWRf8hzMsNc0WEAgBBnme8VYnY58a4eA3REIor 0xh A3AXCO1ACelnOvM9RCM9UDQ97iAmVFoBAEq8cNo3hthSDW6VFUL81JaMfzP Cách giao dịch với mô hình giá

Giao dịch với mô hình có tỷ lệ thắng khá cao, nhưng không phải là tuyệt đối.

Không có phương pháp nào có tỷ lệ thắng 100% cả, tất cả đều là xác suất. Nên chúng ta vẫn phải quản lý vốn thật chặt và đặt SL đúng kỷ luật.

Để hỗ trợ anh em tối đa, Team mình có các Video nhận định thị trường hàng ngày và chia sẻ các giao dịch mà đội ngũ phân tích kỹ thuật Team mình nghĩ là tiềm năng ở kênh Telegram Margin ATM.

Đăng ký kênh Youtube: https://www.youtube.com/MarginATM

Lời kết

Trong bài viết này mình đã giới thiệu với các bạn cách giao dịch với mô hình giá một cách tổng quan nhất. Để biết thêm chi tiết cách giao dịch với từng mô hình, các bạn có thể tham khảo các bài viết cụ thể hơn của Margin ATM đã được liệt kê phía trên.

Giao dịch với mô hình là một trường phái giao dịch với tỷ lệ win khá cao. Có những trader chỉ giao dịch với mô hình, không cần bất cứ một chỉ báo nào cả, và rất thành công với nó. Vì vậy, hy vọng các bạn cũng sẽ có được những thành công của mình với trường phái mô hình này.

Mình là Phong và hẹn gặp lại anh em trong những bài viết tới!

Nguồn bài viết : Cách giao dịch với mô hình giá



source https://marginatm.com/mo-hinh-gia/

Comments

Popular posts from this blog

Bộ Tài Chính Việt Nam làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử?

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 3): ALPHA – SUSHI – DHT

Balancer mở rộng sang Polkadot qua cầu MoonBeam