Nến Heiken – Ashi là gì? Biểu đồ nến Heiken Ashi

Anh em chắc hẳn đã không  xa lạ gì với các biểu đồ nến Nhật, rồi mẫu hình nến Nhật và chỉ báo đến từ Nhật như là Ichimoku ,… Bởi chúng đều rất đơn giản và dễ dàng áp dụng. Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ đến với một món hàng từ Nhật nữa, đó chính là nến Heiken – Ashi. Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Nến Heiken Ashi là gì và cách áp dụng nhé.

Heiken – Ashi là gì ?

Nến Heiken – Ashi, tên tiếng Nhật là “Average Bar”, nghĩa là thanh giá trung bình thể hiện xu hướng và giá của một tài sản. Sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng biểu đồ nến này để đọc và xác định xu hướng trong tương lai.

Công thức tính nến Heiken – Ashi

Giống như những nến thông thường khác, nến Heiken – Ashi (HA) có giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Nhưng cách tính những chỉ số này sẽ khác với công thức như sau:

  1. Giá mở cửa = (Giá mở cửa nến trước + Giá đóng cửa nến trước)/2
  2. Giá đóng cửa = (Giá mở cửa + Giá đóng cửa + Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/4
  3. Giá cao nhất = Giá cao nhất trong: giá mở cửa hay giá đóng cửa
  4. Giá thấp nhất = Giá thấp nhất trong: giá mở cửa và giá đóng cửa

Cấu trúc của biểu đồ nến Heiken – Ashi

Biểu đồ nến HA được cấu tạo như một biểu đồ nến cơ bản, trừ các giá trị khác bình thường theo công thức ở trên. Trục hoành là trục thời gian được xác định tuỳ theo mọi người cài đặt, trục tung là trục giá. Khi giá giảm, thường nến sẽ có màu đỏ và khi nến tăng thường có màu đỏ.

hình ảnh wGtUS EXjR21bIS Y8Qr4zvM6qQeQ2wUmTW43WVyG9BFrm5eCDyI zHscOdDRltDZK4m Nến Heiken - Ashi là gì? Biểu đồ nến Heiken Ashi
Biểu đồ nến Heiken – Ashi
hình ảnh F4NNDyXvXbTMvStKoxvD0OHLco7l1MkEzNq O UF01qYSnV23CP 26AJTG4fF8dy39r0o57TUeJs1MXznReyOCDzQ84bUHIud19IdEQL74FDK9z8Be9b2 JM3W63c2oE0YQABmtS Nến Heiken - Ashi là gì? Biểu đồ nến Heiken Ashi
Biểu đồ nến Nhật cơ bản

Qua biểu đồ, ta có thể nhận thấy được vài điều khác nhau cơ bản. Thoáng nhìn thì ta có thể thấy biểu đồ nến HA nhìn có vẻ mượt hơn vì chúng lấy trung bình giá của nến. Biểu đồ nến HA có xu hướng chuyển đỏ đang downtrend và chuyển xanh khi đang uptrend trong khi trong biểu đồ nến Nhật cơ bản màu sắc nến sẽ xen lẫn xanh đỏ lẫn lộn mặc dù vẫn đang trong một xu hướng uptrend mạnh.

Tiếp theo đến về giá, với biểu đồ nến Nhật cơ bản thì giá hiển thị chính là giá hiện tại của một tài sản. Nhưng vì Nến Heiken – Ashi được lấy trung bình giá nên giá đang được hiển thị không phải là giá đang được giao dịch. Vì thế nên thường biểu đồ nến Heiken – Ashi hiển thị hai giá cùng một lúc – một giá hiện tại và một giá được tính theo công thức.

Đọc thêm: Nến Nhật là gì? Cách đọc nến Nhật (chi tiết)

Cách giao dịch với biểu đồ nến Heiken – Ashi

  1. Những nến tăng mà không có bóng nến dưới thể hiện một xu hướng tăng mạnh. 
  2. Nến xanh thể hiện xu hướng tăng. Bạn có thể vào vị thế mua hoặc thoát bớt vị thế bán.
  3. Một nến nhỏ với bóng nến trên và dưới thể hiện sự thay đổi xu hướng. Một số người có thể vào vị thế tại lúc này trong khi một số khác đợi xác nhận xu hướng rồi mới vào.
  4. Những nến đỏ mà không có bóng nến trên thể hiện một xu hướng giảm mạnh.
  5. Nến đỏ thể hiện một xu hướng giảm.

Nhìn chung thì những tín hiệu này giúp xác định xu hướng dễ hơn và nhiều cơ hội hơn so với biểu đồ nến thường cũng như ít những tín hiệu lỗi hơn và dễ dàng nhìn ra hơn nữa.

Sai lầm khi sử dụng Mô hình nến Heiken – Ashi

Sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng mô hình nến HA đó là ra hoặc vào vị thế dựa vào màu sắc của nến. Đa số các người mới thường mắc phải sai lầm này. Dù với biểu đồ HA hay với bất kỳ biểu đồ nào khác đi nữa, mọi người cần hiểu rõ được bản chất cũng như xác định được bức tranh tổng quan của thị trường thì mới có thể kiếm được lợi nhuận từ chúng được.

=> Luôn phải xác định xem cây nến đó có tác động lên trend không. Luôn có hai loại HA: Loại nến tác động lên trend và loại không có. Phân biệt được 2 loại này sẽ giúp mọi người dễ dàng thành công với biểu đồ HA.

Ưu điểm và hạn chế của biểu đồ Heiken – Ashi

Lợi thế chính khi sử dụng biểu đồ HA chính là loại bỏ những yếu tố gây nhiễu ra khỏi xu hướng và giúp trader xác định được xu hướng dễ dàng hơn. Nến HA kết hợp trung bình giữa hai nến nên giúp làm giảm biên độ giao động của giá.

Điểm bất cập lớn nhất của biểu đồ HA là khi Trader chuẩn bị vào lệnh thì giá đã chạy xong rồi khiến lợi nhuận bị giảm sút. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với khung nhỏ, nếu ta áp dụng với khung lớn hơn như M30, H1, thực sự nếu bạn có thể kết hợp các loại biểu đồ khác nhau thì nến Heiken – Ashi sẽ trở thành một công cụ vô cùng hiệu quả

Tổng kết

Qua bài viết này, mình đã giới thiệu cho mọi người một cách sơ lược về biểu đồ nến Heiken – Ashi. Một loại nến mới lạ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn với anh em do đặc tính dễ sử dụng và thân thiện với mọi người. Trong những bài tới mình sẽ giới thiệu kĩ hơn về các chiến thuật giao dịch với biểu đồ nến trên.

Mình là Mihu, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, anh em đừng ngần ngại mà comment bên dưới. Nếu bạn cảm thấy bài viết bổ ích thì hãy like và share giúp mình nhé.

Nguồn bài viết : Nến Heiken – Ashi là gì? Biểu đồ nến Heiken Ashi



source https://marginatm.com/nen-heiken-ashi/

Comments

Popular posts from this blog

Bộ Tài Chính Việt Nam làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử?

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 3): ALPHA – SUSHI – DHT

Balancer mở rộng sang Polkadot qua cầu MoonBeam