Cách vẽ hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ và một số lưu ý

Trong một bài viết về chủ đề hỗ trợ – kháng cự thì mình cũng có đề cập đến “Hỗ trợ – kháng cự là gì? Và các tính chất quan trọng” anh em có thể xem bài viết này tại đây.

Với bài viết này, mình sẽ giới thiệu với anh em cách vẽ hỗ trợ kháng cự (các vùng ngang) để phục vụ cho việc phân tích kỹ thuật.

Cách vẽ hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ

Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn anh em vẽ vùng kháng cự – hỗ trợ theo từng bước cho anh em Newbie có thể dễ hiểu.

Bước 1: Xác định thiên hướng của giá

Anh em nhìn vào Chart và xác định thiên hướng chung của giá.

Như Chart Daily của BTCUSDT thì anh em có thể dễ dàng nhìn thấy thiên hướng của giá.

Bước này giúp anh em không bị rối và dễ dàng xác định các đỉnh đáy.

Bước 2: Xác định tất cả các đỉnh đáy trên Chart

Trong bước này, anh em cứ vẽ hết ra các đỉnh đáy trên vùng giá mà anh em muốn xác định hỗ trợ hoặc kháng cự.

Bước 3: Lọc bớt các đỉnh đáy không phải là đỉnh cực đại trên biểu đồ

Các đỉnh đáy cực đại là các điểm xảy ra đảo chiều tại đó. Dựa vào bước 1 là bước xác định thiên hướng của giá thì anh em có thể dễ dàng dọc lại các đỉnh đáy quan trọng.

Bước 4: Vẽ vùng kháng cự – hỗ trợ dựa vào râu nến và giá đóng cửa của một số cây nến tại vùng giá đỉnh đáy xác định ở bước 3 đó.

Anh em vẽ một vùng giá dựa vào râu nến và giá đóng cửa một số cây nến tại vùng giá đỉnh đáy được xác định ở bước 3.

Sau cùng, anh em xóa các đường thẳng không cần thiết và chúng ta đã có các vùng giá quan trọng.

Anh em có thể đổi màu các vùng giá này cho dễ nhìn và chờ giá chạy và quan sát phản ứng của giá khi tiếp xúc các vùng giá này.

Một số lưu ý khi vẽ vùng hỗ trợ kháng cự

Dưới đây là một số lưu khi anh em vẽ các vùng giá hỗ trợ và kháng cự:

  • Chúng ta dùng dữ liệu giá quá khứ để vẽ các vùng giá hỗ trợ kháng cự cho hiện tại, khi mà giá đã chạy thì anh em nên hạn chế sửa đổi chúng.
  • Các vùng giá này không nên quá lớn vì khi như thế chúng ta rất khó để tìm điểm vào lệnh hợp lý vì nó quá rộng và chung chung. Một vùng giá không quá lớn là phù hợp nhất.
  • Anh em nên ghi nhớ là nó là một vùng giá không phải một đường thẳng. Vì vậy, đôi khi giá gần tới kháng cự thì đã quay đầu nên để Trade thành công hơn với kháng cự và hỗ trợ thì anh em cần kết hợp một số công cụ khác như Trendline, mô hình giá, Indicators… Margin ATM đã có những bài viết về những công cụ này, anh em có thể tham khảo những bài viết mình có để link dưới đây.
  • Chúng ta xem xét vùng giá kháng cự – hỗ trợ đó đã bị vượt qua hay chưa, nếu chưa thì dựa vào giá đóng cửa không nên dùng giá râu nến.
  • Không nên vẽ quá nhiều vùng giá trên biểu đồ, chỉ nên vẽ từ 2 – 4 vùng giá thôi. Vì quá nhiều sẽ gây nhiễu và rối.

Đọc các bài viết anh em quan tâm tại đây: Những bài viết về Công cụ phân tích kỹ thuật

Tổng kết

Như vậy là mình đã hướng dẫn anh em cách vẽ các vùng giá hỗ trợ và kháng cự và một số lưu ý cho anh em khi dùng chúng vào Trading.

Hy vọng bài viết đem lại kiến thức hữu ích cho anh em.

Để hỗ trợ anh em tối đa, Team mình sẽ làm các Video nhận định thị trường hàng ngày và chia sẻ các giao dịch mà đội ngũ phân tích kỹ thuật Team mình nghĩ là tiềm năng ở kênh Telegram MarginATM. Anh em Follow ở link dưới đây.

Đăng ký kênh Youtube: https://www.youtube.com/MarginATM

Join group MarginATM: https://t.me/margin_atm

Mình là Vinh và hẹn gặp anh em ở những bài viết sau!

Nguồn bài viết : Cách vẽ hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ và một số lưu ý



source https://marginatm.com/cach-ve-ho-tro-khang-cu/

Comments

Popular posts from this blog

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 3): ALPHA – SUSHI – DHT

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 4): PERP – SOL – SRM

Nguồn vốn Private đang có xu hướng rót vào Blockchain để giải quyết nhu cầu mới