Lý thuyết DOW – Những điều cần lưu ý
Lý thuyết DOW được xem là một trong những kiến thức nền tảng cho mọi nhân viên ở Wall Street. Nhiều nhà phân tích còn xem lý thuyết DOW là nền móng cho mọi trường phái phân tích kỹ thuật.
Trong bài viết này mình sẽ tóm tắt tổng quan những điểm cần nhớ về lý thuyết Dow.
Lý thuyết Dow là gì?
Dow là người sáng lập và biên tập viên của Tạp chí Phố Wall và nhà đồng sáng lập của Dow Jones & Company. Là một phần của công ty, ông đã giúp tạo ra chỉ số chứng khoán đầu tiên, được gọi là Chỉ số Vận tải Dow Jones (DJT), theo sau là chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA).
Lý thuyết Dow dựa trên các bài viết của Charles Dow về thị trường. Sau khi Dow, các biên tập viên khác, như William Hamilton, đã chỉnh sửa những ý tưởng này và sử dụng các bài xã luận của ông để tổng hợp những điều mà ngày nay được gọi là Lý thuyết Dow.
Vậy lý thuyết DOW gồm những nguyên tắc nào?
Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ
Dow cho rằng thị trường hiệu quả, có nghĩa là tất cả các thông tin có sẵn đã được phản ánh trong giá.
Ví dụ: Nếu một công ty được dự kiến sẽ phát hành báo cáo cho thấy doanh thu cao hơn, thị trường sẽ phản ánh điều này trước khi nó xảy ra. Nhu cầu đối với cổ phiếu của họ sẽ tăng trước khi báo cáo được phát hành và sau đó giá có thể không thay đổi nhiều sau khi báo cáo cuối cùng được đưa ra.
Trong một số trường hợp, Dow quan sát thấy rằng giá cổ phiếu của một công ty có thể giảm ngay sau khi tin tức tốt được đưa ra, vì nó không tốt như mong đợi.
Nhiều nhà giao dịch (trader) và nhà đầu tư vẫn tin tưởng nguyên tắc này, đặc biệt bởi những người sử dụng nhiều các phương pháp phân tích kỹ thuật.
Tuy nhiên, những người ưa thích phân tích cơ bản hơn thì không đồng ý và tin rằng giá trị thị trường (giá cả) không phản ánh giá trị nội tại của một cổ phiếu hay hàng hóa.
Ngoài ra, lý thuyết Dow còn cho rằng thị trường có ba xu thế chính.
Ba xu thế chính trên thị trường
Lý thuyết Dow nói rằng có ba loại xu thế chính trên thị trường:
Xu thế cấp 1 (xu thế chính): Kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, đây là chuyển động lớn của thị trường.
Xu thế cấp một là xu thế chung về sự đi lên hoặc đi xuống kéo dài trong một hoặc thậm chí vài năm.
Trong một xu thế cấp 1 tăng dài hạn thì mỗi đợt giá tăng mới lại đạt mức cao hơn đợt giá tăng lần trước. Ngược lại, trong một xu thế cấp 1 giảm dài hạn thì mỗi đợt giảm giá lại tạo những đáy mới vượt đáy cũ.
Xu thế cấp hai: Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Xu thế cấp 2 là các phản ứng làm ngắt quãng quá trình tăng hoặc giảm của xu thế cấp một. Chúng là các đợt giảm hoặc điều chỉnh trung gian xảy ra trên thị trường.
Xu thế cấp ba: Có xu thế kết thúc trong vòng chưa đầy một tuần hoặc không quá mười ngày. Trong một số trường hợp, chúng có thể chỉ kéo dài trong một vài giờ hoặc một ngày.
Xu thế cấp 3 là các biến động nhỏ thường thì trong 6 ngày, ít khi kéo dài trên 3 tuần và đối với các nhà lý thuyết Dow thì chúng không có tầm quan trọng.
Thường thì trong các đợt trung gian, trong xu thế cấp hai hoặc giữa hai xu thế cấp hai có khoảng 3 đợt sóng nhỏ có thể phân biệt được. Xu thế cấp ba chỉ là một trong ba xu thế và chúng dễ bị thao túng.
Hơn thế, khối lượng giao dịch cũng được đánh giá cao trong lý thuyết Dow.
Khối lượng tỉ lệ với xu thế
Như nhiều nhà đầu tư hiện nay, Dow đã tin rằng khối lượng là một chỉ số phụ quan trọng, có nghĩa là một xu hướng mạnh mẽ phải đi kèm với khối lượng giao dịch lớn.
Khối lượng càng lớn, các chuyển động càng có nhiều khả năng phản ánh xu hướng thực sự của thị trường.
Khi khối lượng giao dịch thấp, chuyển động của giá có thể không mô tả xu hướng thị trường thực sự.
Lý thuyết Dow cũng khái quát hóa các giai đoạn chính của thị trường.
Các giai đoạn chính của thị trường
Dow xác định rằng các xu hướng chính thường có ba giai đoạn như sau.
- Tích lũy: Sau giai đoạn thị trường đi xuống (bear market) trước đó, định giá tài sản vẫn còn thấp do tâm lý thị trường chủ yếu là tiêu cực. Các Trader và các nhà tạo lập thị trường thông minh bắt đầu tích lũy trong giai đoạn này, trước khi các tài sản có sự tăng giá đáng kể.
- Tăng giá: Nhiều người tham gia thị trường đã nhận ra cơ hội mà các Trader thông minh đã quan sát thấy và mọi người ngày càng trở nên tích cực trong việc mua vào. Trong giai đoạn này, giá có xu hướng tăng nhanh.
- Dư thừa & phân phối: Trong giai đoạn thứ ba, công chúng vẫn tiếp tục đầu cơ, nhưng xu hướng đã gần kết thúc. Các nhà tạo lập thị trường bắt đầu phân phối hàng hóa của họ (BTC hay chứng khoán). Tức là bằng cách bán cho những người tham gia khác vẫn chưa nhận ra rằng xu hướng sắp đảo ngược.
- Giảm giá: Ngay sau giai đoạn phân phối, thị trường bắt đầu chuyển động theo hướng ngược lại. Nói cách khác, sau khi Makers đã bán một lượng lớn các tài sản của mình, thì họ bắt đầu đẩy thị trường xuống. Cuối cùng, nguồn cung trở nên lớn hơn nhiều so với nhu cầu và thị trường giảm giá.
Cả bốn pha này hình thành một vòng tuần hoàn cho thị trường.
Một thị trường tăng giá sẽ bắt đầu tích lũy sau khi một đợt giảm giá và sau khi MM đã gom đủ hàng hóa cho mình thì họ sẽ đẩy giá của hàng hóa đó tăng lên. Lúc này là giai đoạn mà mọi người sẽ tham gia vào.
Sau đó MM sẽ bắt đầu phân phối hàng hóa mua được ở giá thấp cho mọi người (những người còn chưa nhận ra xu hướng thị trường sắp đảo chiều). Sau khi đã phân phối hết thì họ sẽ bắt đầu bán ra nhiều hơn làm mất cân bằng cung – cầu và giá sẽ giảm.
Có thể anh em quan tâm: Cách xác định xu hướng trên thị trường
Tổng quan
Như vậy, mình đã trình bày với anh em về những điểm cần lưu ý về Lý thuyết Dow. Lý thuyết này cung cấp cho anh em một nền tảng, góc nhìn về cách tổng quan thị trường vận hành như thế nào.
Hy vọng bài viết đem lại cho anh em những kiến thức hữu ích.
Nếu có bất kỳ thắc nào, anh em đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới. Mình và đội ngũ Margin ATM sẽ giải đáp cho anh em trong thời gian sớm nhất có thể.
Và đừng quên cập nhật kiến thức về thị trường mỗi ngày bằng cách theo dõi channel @marginatm.
Kênh Youtube của chúng mình: https://www.youtube.com/MarginATM
Mình là Vinh và hẹn gặp lại anh em ở những bài viết lần sau!
Nguồn bài viết : Lý thuyết DOW – Những điều cần lưu ý
source https://marginatm.com/ly-thuyet-dow/
Comments
Post a Comment