Margin là gì? Hiểu đúng về Margin Trading trong Crypto

Xin chào anh em! Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Margin là gì, các ưu và nhược điểm của nó. Đồng thời chúng ta cũng tìm hiểu tổng quan các sản phẩm tài chính phổ biến trong thị trường Crypto.

Margin Trading

Margin là gì?

Margin về cơ bản là một hành động mở rộng tín dụng cho các mục đích giao dịch trên các thị trường tài chính.

Một ví dụ đơn giản: Anh em có 1 tỷ đồng, anh em vay ngân hàng thêm 1 tỷ nữa để mua căn nhà trị giá 2 tỷ lúc đó. Sau một thời gian giá trị căn nhà tăng lên 4 tỷ, anh em bán căn nhà đó đi, trả nợ ngân hàng 1 tỷ tiền vốn, số tiền còn lại của anh em là 3 tỷ (tiền lời).

Ưu điểm

Lợi thế của Margin Trading là anh em có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn so với việc anh em không dùng margin.

Ví dụ: Giả sử rằng anh em có số dư tài khoản $1000 và anh em không giao dịch ký quỹ, mua BTC lúc $10,000 và bán lúc $10,100. Với khối lượng giao dịch $1000 thì lợi nhuận từ giao dịch của anh em sẽ là $10 hoặc lãi 1%.

Nếu Anh em sử dụng chính $1000 đó để thực hiện giao dịch ký quỹ 1:50, mang lại cho anh em giá trị giao dịch là $50.000, thì cùng trường hợp trên sẽ mang lại cho anh em 500 đô la hoặc lãi 50%.

Nhược điểm

Nhược điểm của việc sử dụng Margin chính là rủi ro.

Hãy đặt giả định ngược lại với ví dụ ở trên. Anh em bắt đầu giao dịch $1000 và anh em không Margin Trading. Kết quả là anh em bán lúc giá BTC là $9,900, lúc này khoản lỗ của anh em chỉ là $10 hoặc 1% tổng tài khoản. Điều này không quá kinh khủng, anh em sẽ còn dư nhiều vốn để thử lại.

Nhưng nếu anh em thực hiện một giao dịch với tỷ lệ Margin 1:50, việc lỗ 100 giá như vậy thì anh em sẽ mất $500 hoặc 50% vốn.

Trong ví dụ đầu tiên, anh em chỉ mất $10 hoặc 1%. Anh em có thể thực hiện các giao dịch thua lỗ tương tự như thế thêm 99 lần trước khi anh em cháy tài khoản. Nhưng khi anh em sử dụng Margin (1:50), thì thêm một giao dịch như vậy nữa và tài khoản của anh em sẽ bay mất.

Các sản phẩm tài chính liên quan đến đòn bẩy trong thị trường Crypto

Tuy chỉ mới nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng thị trường Crypto đã phát triển nhanh chóng. Nhiều sản phẩm tài chính từ thị trường truyền thống đã được xây dựng và giao dịch trong thị trường này.

Margin Trading

Margin Trading là phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng các khoản quỹ do bên thứ ba cung cấp. So với các tài khoản giao dịch thông thường (Spot Trading), tài khoản Margin cho phép các nhà giao dịch tiếp cận được số vốn lớn hơn, giúp nâng cao vị thế của họ.

Trong các thị trường truyền thống, các khoản vay thường do một nhà môi giới cung cấp. Tuy nhiên, trong giao dịch Crypto, các Coin hoặc Token thường do các nhà giao dịch khác cung cấp – những người kiếm được tiền lãi dựa trên nhu cầu của người khác đối với vốn ký quỹ.

Ngoài ra, một số sàn giao dịch Crypto cũng cung cấp vốn ký quỹ cho người dùng của họ.

Mình sẽ lấy ví dụ cho anh em dễ hình dung như sau:

Giả sử, mình đang có số vốn $10,000, giá Bitcoin đang ở mức $10,000 và mình dự đoán Bitcoin sẽ tăng lên $11,000.

Nếu giao dịch bình thường, mình sẽ kiếm được lợi nhuận $1,000 trên mỗi một Bitcoin mình mua. 

Nhưng mình muốn tối ưu và tăng số lợi nhuận lên gấp 5 lần. Vì thế, mình sẽ mở một lệnh LONG với LEVERAGE 5x. Điều này có nghĩa rằng, mình sẽ tạo một lệnh Mua ở mức giá $10,000 với khối lượng $50,000.

Khi mình thực hiện lệnh Long với đòn bẩy 5x, bản chất mình đã vay thêm $40,000 từ sàn giao dịch để thực hiện lệnh MUA bitcoin tại giá 10,000 với khối lượng $50,000 (tức mình đang có 5 BTC).

Sau đó, Bitcoin tăng lên $11,000 và mình đóng lệnh LONG có nghĩa rằng mình bán 5 BTC tại giá $11,000 và thu về $55,000.

Tiếp theo, mình phải trả lại $40,000 khoản đã vay của sàn cộng với phí dịch vụ. Và kết quả vốn mình tăng từ $10,000 ban đầu lên $15,000 (+50%).

Future contracts (Hợp đồng tương lai có kỳ hạn)

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ, công cụ ở một mức giá được xác định trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Khác với thị trường giao ngay (Spot Trading), các giao dịch trong thị trường tương lai không được ‘quyết toán’ ngay lập tức. Thay vào đó, hai bên đối tác sẽ giao dịch một hợp đồng. Hợp đồng này xác định ngày quyết toán trong tương lai.

Ngoài ra, thị trường tương lai không cho phép người giao dịch mua hoặc bán trực tiếp các Crypto Assets. Thay vào đó, họ chỉ có thể giao dịch đại diện dưới dạng hợp đồng của các hoạt động mua và bán đó. Và việc giao dịch tài sản (hoặc tiền mặt) thực tế sẽ xảy ra trong tương lai (vào ngày hợp đồng được thực hiện).

Perpetual contracts (hợp đồng tương lai không kỳ hạn)

Perpetual contracts là một loại hợp đồng tương lai đặc biệt vì nó không có ngày đáo hạn. Vì vậy, anh em có thể giữ một vị thế bao lâu tùy thích.

Ngoài ra, việc giao dịch Perpetual contracts được dựa trên một Index Price. Index Price bao gồm giá trung bình của một tài sản được tính dựa trên các thị trường giao ngay (Spot Trading) và khối lượng giao dịch tương đối của chúng.

Do đó, các Perpetual contracts thường được giao dịch ở mức giá tương đương hoặc gần giống với thị trường giao ngay (Spot Trading).

Contracts for Difference (CFD)

CFD là cũng là một dạng giao dịch hợp đồng nhưng nó được thiết kế dễ hiểu và dễ sử dụng hơn cho mọi người (Designed for everyone).

Giao dịch CFD cho phép các nhà giao dịch và nhà đầu tư có cơ hội kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá mà không cần sở hữu tài sản đó.

Lợi nhuận/lỗ của một nhà giao dịch được tính bằng chuyển động của tài sản giữa entry Price và exit price.

Ví dụ:

Mình đang có số vốn $1,000, giá Bitcoin đang ở mức $10,000 và mình dự đoán Bitcoin sẽ tăng lên $11,000.

Vì thế, mình sẽ mở một lệnh LONG x20 với LEVERAGE 20x. Điều này có nghĩa rằng, mình sẽ tạo một lệnh Mua ở mức giá $10,000 với khối lượng $20,000.

Sau đó, Bitcoin tăng lên $11,000 và mình đóng lệnh LONG và mình lời $2,000.

Các sàn giao dịch CFD phổ biến

Dưới đây là một số sàn giao dịch CFD phổ biến:

Bingbon

Bingbon là một Platform CFD, cho phép người dùng giao dịch hợp đồng đơn giản, nhanh, gọn, an toàn, phí thấp trên các cặp thị trường khác nhau, bao gồm tiền điện tử, chỉ số toàn cầu, ngoại hối.

Bingbon cũng cho phép người dùng “Copy Trade” các nhà giao dịch để họ có thể cho phép các nhà giao dịch khác đầu tư tiền của họ thay mặt họ.

Có thể anh em quan tâm: Hướng dẫn đăng ký Bingbon và nhận ngay coupon $100 USDT

Defiex

Defiex là một sàn giao dịch (CFD) Crypto mới của Trung Quốc. Hiện sàn đang có 8 cặp giao dịch chính với đồng USDT là: BTC, ETH, EOS, LTC, BCH, ETC, XRP, BSV. Sàn cho phép đòn bẩy tối đa x100.

Defiex đang là sàn giao dịch mới có phí giao dịch rẻ nhất hiện nay chỉ 0.04%.

Có thể anh em quan tâm: Sàn Defiex là gì? Hướng dẫn đăng ký Defiex nhận $10 reward

Sanpex

SnapEx là một sàn giao dịch các sản phẩm phái sinh của thị trường Crypto (CFD).

SnapEx hướng tới việc cung cấp nền tảng cho dịch vụ giao dịch hợp đồng phái sinh của các loại tiền mã hoá hàng đầu trong Crypto Space.

Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, SnapEx muốn cung cấp một hệ thống trading hiệu quả, an toàn và đơn giản. Đồng thời kèm theo nhiều dịch vụ liên quan khác để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Có thể anh em quan tâm: Sàn Snapex là gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Và Nạp/Rút Tiền Trên SnapEx

Tổng kết

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về Margin Trading, các ưu và nhược điểm của nó. Đồng thời cũng tìm hiểu tổng quan về các sản phẩm tài chính trong thị trường Crypto hiện nay.

Mình hy vọng anh em có góc nhìn tổng quan hơn thị trường Crypto.

Mình là Vinh và hẹn gặp lại anh em ở những video sau!

Nguồn bài viết : Margin là gì? Hiểu đúng về Margin Trading trong Crypto



source https://marginatm.com/margin-la-gi/

Comments

Popular posts from this blog

Bộ Tài Chính Việt Nam làm gì trước sự phát triển mạnh mẽ của tiền điện tử?

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 3): ALPHA – SUSHI – DHT

Balancer mở rộng sang Polkadot qua cầu MoonBeam