CFD là gì? Tìm hiểu về thuật ngữ CFD

CFD là gì? 

CFD là viết tắt của Contract For Difference – “Hợp đồng chênh lệch”. 

CFD là một hợp đồng chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng. 

Anh em sẽ kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả của tài sản thông qua việc mua bán mặc dù anh em không thực sự sở hữu tài sản đó.

Lợi ích Giao dịch CFD

Sử dụng đòn bẩy cao

CFDs cho phép sử dụng đòn bẩy cao hơn so với những phương thức cổ điển (Từ x2 x5 x100 đến x1000). Mọi người có thể mở vị thế chỉ với 5% so với tổng giá trị tài sản. Với đòn bẩy, mọi người có thể dùng số tiền ít hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi mở một vị thế. 

Short Selling

Vì giao dịch CFD chỉ là một hợp đồng dựa trên sự thay đổi giá tài sản giữa thời điểm mở và đóng vị thế nên CFD cho phép mọi người mở vị cả khi thị trường tăng lẫn giảm. Điều này giúp mọi người có thể sell short tại bất cứ thời điểm nào mà không cần phải trả phí vay mượn vì mọi người không hề sở hữu tài sản.

Đa dạng hoá đầu tư

Các bạn có thể thông qua phương thức giao dịch CFD mà có thể giao dịch trong hơn 4000  thị trường, bao gồm: Cổ phiếu, Index, hàng hoá, forex, crypto, option,…

Hơn nữa mọi người không cần phải truy cập vào quá nhiều hệ thống để giao dịch trong các thị trường khác nhau mà chỉ cần đăng nhập vào một nền tảng duy nhất qua trên thiết bị điện tử là có thể tiến hành giao dịch.

Phí giao dịch rẻ hơn

So với phương pháp giao dịch truyền thống, phí giao dịch CFD có khuynh hướng rẻ hơn. Không giống như giao dịch truyền thống, mọi người phải trả phí cũng như thuế khi mua bán tài sản, giao dịch CFD không yêu cầu phí thuế do mọi người không hề sở hữu tài sản.

Phí giao dịch trên CFD thường được tính dựa trên phí để mở/đóng vị thế và duy trì nó và spread  mọi người phải trả khi mở/ đóng vị thế

Do đó mọi người nên tìm hiểu kĩ về những loại phí mà mọi người phải trả trước khi có kế hoạch giao dịch.

Linh hoạt trong quản lý vốn.

Nhằm tiếp cận được nhiều đối tượng từ người mới tới những trader kì cựu, CFDs luôn linh động về khối lượng giao dịch. Không giống như giao dịch truyền thống, khi bạn muốn mua sở hữu  cổ phiếu công ty A với giá 1,000$ thì bạn phải trả ít nhất 1,000$ để có thể sở hữu được tối thiểu là 1 cổ phiếu.

Tuy nhiên, với CFDs, với vốn là 100$, bạn vẫn có thể mở vị thế mua bán 0,1$ cổ phiếu công ty A và ăn lời dựa trên sự biến động. Và dĩ nhiên, khi mọi người tự tin với thị trường, bạn luôn có thể tăng khối lượng giao dịch bất cứ lúc nào!

Không có thời hạn hợp đồng

Không giống như một số phương thức giao dịch khác – Futures… CFDs không có thời điểm đáo hạn hợp đồng. Do đó, mọi người có thể mở một vị thế dài hạn và đợi tới thời điểm thích hợp để mua/bán.

Đọc thêm: Các loại lệnh trong giao dịch CFD, Forex

Hạn chế khi giao dịch CFD

Spread

Khi giao dịch qua CFD, mọi người không những trả phí khi mở đóng vị thế mà còn phải trả phí vô hình như spread. Spread là những biến động giá khi các bạn vào lệnh so với giá hiển thị từ đó sẽ hạn chế lợi nhuận của mọi người cả khi mở và đóng vị thế đặc biệt khi mọi người dùng đòn bẩy lớn. 

Sân chơi của sàn

Đa phần các giao dịch CFD được thực hiện trên các sàn giao dịch CFDs mà hiện nay không có hoặc có rất ít những quy định ràng buộc đối với các sàn này. Vì thế, mọi người chơi trên sân của họ, sẽ phải chấp nhận quy định mà họ đặt ra.

Nguy cơ thanh lý vị thế

Do thị trường luôn thay đổi và không phải lúc nào cũng theo dự đoán của mọi người. Mọi người luôn cần phải  quản lý rủi ro về vốn và khoảng thanh lý. Nếu số vốn không đủ để chịu được khoảng lỗ, sàn sẽ tự động đóng vị thế của bạn và bạn sẽ mất hoàn toàn số vốn của mình.

Ngoài ra, mặc dù đòn bẩy giúp bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn với số vốn nhỏ nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi khi gia tăng nguy cơ bị thanh lý tài khoản khi thị trường dao động mạnh.

Đọc thêm: Thuật Ngữ Cơ Bản Trong Forex

Tổng kết

Qua đây, mình đã trình bày một cách tổng quan về phương pháp giao dịch CFD cũng như về mặt lợi lẫn mặt hại của nó. Hi vọng mọi người có thể lựa chọn kế hoạch giao dịch thật hiệu quả với CFD.

Nếu anh em có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ở phía cuối bài viết này hoặc tham gia thảo luận tại Group Margin ATM – Chat.

Thân chào và hẹn gặp lại anh em trong những bài viết tới!

Nguồn bài viết : CFD là gì? Tìm hiểu về thuật ngữ CFD



source https://marginatm.com/cfd-la-gi/

Comments

Popular posts from this blog

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 3): ALPHA – SUSHI – DHT

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 4): PERP – SOL – SRM

Nguồn vốn Private đang có xu hướng rót vào Blockchain để giải quyết nhu cầu mới