Indicator là gì? Nên sử dụng loại Indocators nào?

Anh em trader theo trường phái TA rất thích sử dụng các indicator để dự đoán hành động giá và xác định trend bởi chúng rất tiện lợi và dễ sử dụng.  Tuy nhiên, các indicator lại được phân thành nhiều nhóm và loại khác nhau gây bối rối cho anh em. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua các loại indicator và thời điểm thích hợp để sử dụng chúng.

Indicator là gì?

Technical Indicator (TI) được xem là công cụ phân tích kĩ thuật quan trọng dùng để phát hiện tín hiệu giao dịch từ phép tính dựa trên giá, khối lượng và cả số liệu những Indicator khác. 

Anh em Trader thường sử dụng TI để:

  1. Xác định Trend.
  2. Dự đoán giá.
  3. Xác nhận tín hiệu từ các TI khác.

Hiện nay, nếu nói đến TI thì có hàng trăm thậm chí cả nghìn loại, khiến anh em chúng ta khó lòng mà chọn được một TI phù hợp cho mình. Vì vậy, việc phân loại loại là cần thiết.

Lagging and leading Indicator

Trước tiên, cách phân loại cơ bản nhất là dựa vào độ trễ của tín hiệu của TI so với chuyển động giá. Dựa vào cách phân loại này, TI được chia làm 2 loại: Lagging Indicator (chỉ báo chậm) và Leading Indicator (chỉ báo nhanh).

Lagging Indicator

Chỉ báo chậm (Lagging Indicator) thường hay phản hồi trễ, một khi cung cấp được tín hiệu thì xu hướng đã hình thành. Nghĩa là giá đã chạy được một lúc từ khi xu hướng chuyển đổi thì chỉ báo mới thay đổi.

hình ảnh NZ4bdGe2HIX VJiQawQdVx2zx2NMdPNvLDN8Xu55MyTFqX67sJt8FN XaqQApD914owTKNsdibOdrBk9Vem772 B RXpaTtR10qKTGXoRzVbtTvnQz GyZ mSCglBkYCDTWyq6rJ Indicator là gì? Nên sử dụng loại Indocators nào?

Anh em trader thường dùng Lagging Indicator để xác nhận trend trước khi vào một vị thế nên thường được anh em trader giao dịch theo trend tin dùng. Nên nhớ một điều quan trọng là TI không bao giờ cho thấy trước giá sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai mà chỉ cho thấy trend hiện tại là tăng hay giảm. 

Một số Chỉ báo chậm thông dụng

Chỉ báo chậm thường sẽ được vẽ thẳng vào chart nên thường sẽ không xuất hiện cửa sổ phụ. Một số chỉ báo thông dụng được liệt kê dưới đây:

  1. Đường trung bình: Các đường MA được tính toán dựa trên các số liệu lịch sử nên được xếp vào loại này.
  2. Bollinger Band: Chỉ báo BB là một chỉ báo chậm bởi nó được hình thành dựa đường SMA của 20 cây nến trước đó. Hai dải băng trên và dải băng dưới được tính theo độ lệch chuẩn so với đường giữa. Từ đó, giúp anh em xác định được mức độ dao động của giá (Dải băng sẽ kéo dãn khi độ dao động tăng cũng như co lại khi độ dao động giảm).

Ưu điểm và hạn chế của Lagging Indicator

Sử dụng Lagging TI giúp anh em xác nhận lại điểm vào lệnh cũng như tăng cao khả năng thành công. Bởi vì những indicator này luôn đi theo xu hướng và thị trường nên khả năng dự đoán sai cũng như khả năng gặp false breakout sẽ thấp hơn nhiều so với khi sử dụng Leading Indicator. Tuy nhiên cũng vì thế mà anh em phải mất đi một phần lợi nhuận khi chờ tất cả được xác nhận. Và một điều nữa là TI sẽ không dự đoán trước được xu hướng sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai nên sẽ không thể giúp anh em trong  mua đáy bán đỉnh được.

Leading Indicator

Leading Indicator hay còn gọi là chỉ báo nhanh, là loại chỉ báo sẽ dự đoán được xu hướng tương lai của thị trường. Nếu như anh em sử dụng tín hiệu một cách chuẩn xác, anh em sẽ xác định được chuyển động của thị trường trước khi xảy ra từ đó giúp anh em kiếm được lợi nhuận tối đa từ xu hướng sắp tới.

hình ảnh K21lktavMysvnuI5EGk3CiS7hhM7LHsPXw5RhhqlctYH7UelPqHM6CPsHHpQZk ktEsQX57oju1pSeTlkl HZhWmb7OXJdoXQvyOs9gi46x1 Indicator là gì? Nên sử dụng loại Indocators nào?

Một số chỉ báo nhanh thông dụng

Hầu hết những chỉ báo nhanh thông dụng là những chỉ báo dao động , nghĩa là chúng sẽ luôn dao động giữa hai mốc cố định (ví dụ từ 0 tới 100 ). Một số chỉ báo thông dụng như:

  • Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): anh em trader chúng ta thường dùng RSI để xác định các vùng quá mua và quá bán trên thị trường. Khi RSI đưa ra tín hiệu đảo chiều sẽ giúp anh em quyết định là thoát hay vào một vị thế.
  • Chỉ báo Stochastic: hoạt động dựa trên so sánh các giá đóng cửa. Chỉ báo này cho rằng Xu hướng thị trường sẽ thay đổi sớm hơn so với khối lượng và giá từ đó dự đoán trước được xu hướng tương lai thị trường.

Ưu điểm và hạn chế của Leading Indicator

Sử dụng những Chỉ báo nhanh sẽ giúp anh em có được những điểm vào lệnh lí tưởng trước khi chuyển giao xu hướng. Từ đó, anh em sẽ tối ưu được lợi nhuận khi xác định được điểm đầu của cơn sóng. Nhưng tất cả đều là dự đoán tương lai, nên anh em cần lưu ý không phải tất cả các dự đoán đều đúng chính xác 100%. Mỗi người cần phải vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của riêng mình để có được tín hiệu chính xác. Vì thế, với những người mới thường sẽ vì mù quáng theo dõi chỉ báo mà sẽ có tín hiệu sai.

Lagging và Leading: Loại nào tốt hơn?

Qua bảng trên, mình đã tóm lược lại những gì khác nhau cơ bản giữa hai loại chỉ báo. Cả hai chỉ báo Lagging và Leading đều có thể cung cấp cho anh em cơ hội khác nhau mà mỗi người đều có thể tận dụng cũng như hạn chế các tín hiệu lỗi. Quan trọng nhất là anh em có thể rèn luyện kĩ năng, học tập kiến thức và kinh nghiệm để biết được các chỉ báo hoạt động như thế nào và chọn được chỉ báo phù hợp với anh em nhất.

Các chỉ báo nhanh sẽ phản ứng nhanh hơn với biến động giá vì thế chúng thường được sử dụng để giao dịch trong thời gian ngắn. Ngược lại, chỉ báo chậm lại khiến anh em phải chờ đợi để tìm một điểm vào lệnh thích hợp nên sẽ thích hợp cho Swing trader hơn khi thời gian không phải là vấn đề với họ.

Đọc thêm: Chiến lược 01: Chiến lược Swing Trade Daily

Tổng kết

Như vậy, trong phần này mình đã giới thiệu cho mọi người 2 nhóm chỉ báo là Lagging indicator và Leading Indicator. Phải nhớ không nên dựa vào chỉ một nhóm chỉ báo vì chúng sẽ cho ra những tín hiệu lỗi. Vì thế anh em có kinh nghiệm sẽ biết cách tận dụng và kết hợp một cách hài hoà giữa chúng từ đó cải thiện hệ thống giao dịch của mình. Đây là tất cả trong phần này, phần sau mình sẽ giới thiệu cho anh em nhiều hơn về các loại chỉ báo khác cũng như việc vận dụng chúng một cách hợp lí.

Mình là Mihu, hi vọng anh em đã tìm được những thông tin bổ ích, nếu có vấn đề thắc mắc xin đừng ngần ngại ở phần comment bên dưới.

Nguồn bài viết : Indicator là gì? Nên sử dụng loại Indocators nào?



source https://marginatm.com/indicator-la-gi/

Comments

Popular posts from this blog

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 3): ALPHA – SUSHI – DHT

Phân tích kỹ thuật tuần 2 tháng 3 (Phần 4): PERP – SOL – SRM

Nguồn vốn Private đang có xu hướng rót vào Blockchain để giải quyết nhu cầu mới