Spread là gì? Cách tính Spread như thế nào?
Trong trading, việc lựa chọn sàn giao dịch tối ưu để đặt tài sản của mình và giao dịch là một quyết định vô cùng quan trọng. Trong các yếu tố để đánh giá sàn giao dịch, Spread là một yếu tố không thể thiếu và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phí giao dịch.
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn về: Spread là gì? Cách tính Spread như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến Spread?
Khái niệm
Spread hay Bid/Ask Spread là khác nhau giữa giá Bid (Giá mua) và giá Ask (Giá bán) của một công cụ tài chính tại cùng một thời điểm nhất định.
Trong một số sàn giao dịch, mặc dù mang danh không tính phí (Commission = 0) nhưng thực ra tất cả đã được tính vào phí Spread tại sàn đó nên mọi người cần cân nhắc khi được giới thiệu một số sàn như vậy bởi đôi khi phí Spread còn lớn hơn cả Phí hoa hồng.
Trên phương diện kinh doanh, một sàn giao dịch cung cấp dịch vụ thường sẽ có một cách nào đó kiếm được lợi nhuận:
- Lợi nhuận từ việc bán một tài sản tới bạn cao hơn giá mà họ đã mua vào.
- Lời nhuận từ việc mua tài sản từ bạn thấp hơn giá mà họ sẽ bán ra.
Ví dụ:
Bạn muốn bán một điện thoại cũ cho một cửa hàng di động. Để có thể có lợi nhuận, cửa hàng phải mua điện thoại của bạn với giá thấp hơn giá mà nó sẽ bán ra.
Nếu cửa hàng có thể bán chiếc điện thoại của bạn với giá 1000$, vậy nếu muốn có lợi nhuận, giá tối đa mà cửa hàng có thể mua từ bạn là 999$.
=> 1$ chênh lệch ở đây được gọi là Spread.
Đọc thêm: Tâm lý trader – Kiểm soát tâm lý khi tham gia giao dịch/trade
Cách tính Spread
Spread được tính theo công thức:
Spread = Giá Ask – Giá Bid
Spread | |
Bitcoin | 0.02% – 0.1% |
Altcoin | 0.02% – 0.2% |
Global Indices | 0.02% – 0.15% |
Commodities | 0.02% – 0.1% |
Forex | 0.02% – 0.1% |
Việc tính phí Spread là cần thiết để xây dựng chiến lược giao dịch phù hợp, việc phí spread cao sẽ ảnh hưởng khá lớn khi bạn là một Day Trading/ Scalper khi tần suất bạn mở đóng giao dịch cao thì phí Spread sẽ khá nhiều.
Phí Spread = Spread*Khối lượng giao dịch
Ví dụ: Bạn vào lệnh Long BTCUSDT đòn bẩy x100 với mức ký quỹ 10$ và Spread là 0.075%
Phí Spread = 0.075%*10*100=0.75$
Các loại Spread
Có 2 loại Spread:
- Spread thả nổi.
- Spread Cố định.
Spread cố định
Spread cố định sẽ không thay đổi mặc cho thị trường biến động như thế nào.
Spread cố định thường được cung cấp bởi các nhà mô giới theo mô hình Dealing Desk. Nhà mô giới sẽ mua một số lượng lớn vị thế từ các nhà cung cấp thanh khoản và bán lại cho khách hàng những vị thế khối lượng nhỏ hơn. Với mô hình này, sàn giao dịch có thể giữ ở một mức cố định vì họ có thể kiểm soát giá cả với mọi người.
Ưu điểm:
- Spread cố định cho phép mọi người tối ưu hoá chiến lược giao dịch của mình mà không quan tâm với thị trường biến động như thế nào từ đó có thể biết được gần như chính xác phí bạn phải trả khi bạn mở một vị thế.
Hạn chế:
- Vấn đề thứ 1: Những sàn giao dịch Dealing Desk thường sẽ báo giá Spread cao hơn giá Spread thả nổi.
- Vấn đề thứ 2: Requotes.
- Nói cho dễ hiểu, khi thị trường biến động và với Spread cố định, các sàn giao dịch không thể giãn spread để khớp giá cho phù hợp với market hiện tại.
- Khi bạn có ý định vào vị thế tại một giá cụ thể, sàn giao dịch sẽ khoá và hỏi xem bạn có muốn vào vị thế tại mức giá mới có lợi cho sàn giao dịch.
- Vấn đề thứ 3: Slippage – Trượt giá. Khi thị trường biến động mạnh, sàn giao dịch sẽ không thể duy trì spread cố định và khi vị thế khớp, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một giá hoàn toàn khác với giá bạn đã được thông báo.
Spread thả nổi
Spread thả nổi là Spread sẽ luôn thay đổi theo thị trường.
Spread thả nổi được cung cấp bởi các sàn Non-Dealing. Nghĩa là các sàn nhận giá và vị thế ở các nhà tạo thanh khoản và chuyển thẳng cho anh em trader mà không qua bàn giao dịch nào.
=> Spread sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cung cầu và độ biến động chung của thị trường.
Ưu điểm:
- Với việc Spread biến động sẽ không còn tình trạng Requotes do các giao dịch được giao dịch trực tiếp từ các nhà tạo thanh khoản.
- Với việc lấy giá từ các nhà thanh khoản khác nhau, từ đó sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh và minh bạch hơn.
Hạn chế:
- Spread biến động thường không phù hợp với anh em Scalper bởi sẽ ảnh hưởng lớn với chiến lược giao dịch gây khó khăn để tính lợi nhuận cuối cùng.
Nên chọn Spread thả nổi hay Spread cố định
Nói tới đây, thì anh em đã biết được loại Spread nào tốt hơn chưa nào? Nếu chưa thì hãy tham khảo một số yếu tố ở bảng sau.
Cố định | Thả nổi | |
Khối lượng giao dịch | Ít | Nhiều |
Tần suất giao dịch | Nhiều | Ít |
Trader | Newbie | Expert |
Thêm một tip nữa cho anh em để điều chỉnh Spread hợp lý:
- Khi thị trường ít biến động, mọi người nên chọn Spread thả nổi để tận dụng sự cạnh tranh để có được giá hợp lí nhất.
- Khi thị trường biến động mạnh bởi tin tức, mọi người nên chọn Spread cố định để khoá được giá.
Các yếu tố ảnh hưởng tới Spread
Khối lượng giao dịch
Đối với các sàn có khối lượng giao dịch lớn – thanh khoản lớn. Khoảng cách giữa giá Bid và Ask sẽ nhỏ hơn dẫn đến Spread cũng thấp hơn.
Thị trường biến động
Với thị trường biến động, các sàn giao dịch sẽ khó để tính toán giá cả, dễ dẫn đến việc giãn Spread.
Giãn Spread
Giãn spread là trường hợp mà giá Bid và giá Ask chênh lệch nhiều hơn mức bình thường (Chỉ xảy ra trong trường hợp Spread thả nổi) – với các sàn forex thường là 5-10 pips.
Các thời điểm thường hay xảy ra giãn Spread
- Thời điểm giao phiên giữa các ngày giao dịch. Đây là thời điểm thanh khoản thấp nhất, ít người giao dịch. Cũng như ít người hold lệnh qua đêm, do đó cần thận trong vì lệnh của bạn có thể bị khớp và khớp luôn Stoploss trong một nốt nhạc.
- Tin tức. Đối với một thời điểm sắp đưa ra tin tức, vì không biết đó là tin tốt hay xấu, cả những trader nhỏ lẻ lẫn nhà cái cung cấp thanh khoản, spread sẽ được giãn nhiều hơn.
- Long/Short Ratio. Khi thị trường quá Bullish hoặc Bearish, sẽ có sự chênh lệch lớn giữa những người giao dịch thuận và nghịch theo xu hướng. Để tạo cân bằng cho phe mua và bán, các sàn giao dịch sẽ kéo giãn Spread cho bên đông hơn để tăng phí giao dịch từ đó kích thích phe ngược lại.
Cách phòng ngừa giãn spread
- Giao dịch các phiên có thanh khoản cao, sôi động, khi đó sàn sẽ thu hẹp spread để cạnh tranh.
- Tránh giao dịch các cặp đồng tiền yếu, ít người giao dịch tạo thanh khoản kém từ đó Spread sẽ tăng.
Tổng kết
Qua bài viết trên, mình đã giới thiệu cho các bạn kiến thức tổng quát về Spread cũng như cách để tối ưu hoá lợi nhuận của mình thông qua việc chọn loại Spread phù hợp cũng như các cách để giảm thiểu Spread tối đa. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc tạo ra một chiến lược giao dịch hợp lí.
Mình là Mihu, nếu mọi người có thắc mắc gì thì đừng ngần ngại mà comment ở link bên dưới nhé!
Nguồn bài viết : Spread là gì? Cách tính Spread như thế nào?
source https://marginatm.com/spread-la-gi/
Comments
Post a Comment